Ăn mít có nóng không? Sự thật liệu có như lời đồn

Ăn mít có nóng không? Sự thật liệu có như lời đồn

Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng: Ăn mít nóng, gây bốc hỏa, mụn nhọt, đổ mồ hôi…Nhưng sự thật liệu có đúng như vậy? Cùng SKY FRUIT đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Công dụng của mít với sức khỏe con người

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ăn mít có nóng không?”, chúng ta hãy cùng nhìn lại những công dụng của loại quả này. Nhắc đến mít, có thể mọi người sẽ nghĩ ngay đến loại quả sần sùi, gai góc như bên trong thơm ngon. Tuy nhiên, những công dụng ẩn chứa sau lớp vỏ xấu xí đó lại ít ai biết đến. 

1. Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Lượng carbohydrates và đường tự nhiên trong mít có khả năng cung cấp tới 50-60% năng lượng tức thời cho hoạt động mỗi ngày của bạn. 

2. Bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng: Mít chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho bạn.

3. Giảm huyết áp: Hàm lượng kali trong mít cao đến mức có thể đáp ứng tới 14% nhu cầu Kali hàng ngày của cơ thể. Từ đó giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đường huyết. 

4. Cải thiện thị lực: Các chất chống oxy hóa trong mít như flavonoid hay phenols có khả năng loại bỏ các gốc oxy tự do - một trong những nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc mắt, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, mít còn có thể cung cấp đến 10% lượng vitamin A mà cơ thể cần mỗi ngày. 

5. Chống ung thư: Mít rất giàu các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, trong đó có B6,  niacin, riboflavin và acid folic; vitamin C chống oxy hóa, vitamin A và các khoáng chất khác giúp bảo vệ phổi ngừa nhiều loại ung thư như ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư phổi… 

6. Có lợi cho đường tiêu hóa: Như đa số các loại hoa quả, mít chứa nhiều chất xơ co lợi cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón. 

Bật mí sự thật đằng sau lời đồn ăn mít có nóng không

Mít lại là một loại hoa quả không thể bỏ qua làm nên hương vị của mùa hè. Tuy nhiên với suy nghĩ ăn mít gây nóng trong khiến nhiều người ngần ngại khi thưởng thức loại hoa quả này. Vậy đâu mới là sự thật?

 

Thực tế, ăn mít có nóng không hiện vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa đi đến kết luận cuối cùng. Theo các chuyên gia, ăn mít không hề mang tính nóng cơ học có thể cảm nhận được bằng xúc giác. Mà như bất cứ loại hoa quả có chứa đường nào khác, khi đi vào cơ thể lượng đường trong loại quả này sẽ nhanh chóng đi vào máu và chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình chuyển hóa này sinh ra nhiệt năng làm con người cảm thấy nóng bức. 

 

Cũng theo chuyên gia, mít càng ngọt, càng có nồng độ đường cao thì càng nóng. Ngoại trừ mít thì mùa hè còn có một số loại quả khác cũng mang tính nóng này như dứa, vải, xoài, đu đủ…

Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không có loại quả nào mang tính nóng mà vấn đề này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Những người có cơ địa dễ nổi mụn, rôm sảy thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nói như vậy không có nghĩa là ăn mít có hại mà khi ăn mít bạn có thể ăn lượng vừa phải để vừa bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng có lợi vừa tránh được việc bị dị ứng, nóng trong người. 

Ăn mít đúng cách, bạn đã biết chưa?

Vậy làm thế nào để bạn có thể tận hưởng được hương vị ngọt ngào của những trái mít mà không lo nổi mụn, bốc hỏa trong người? Nếu bạn chưa biết ăn mít đúng cách thì hãy lưu ý những thông tin dưới đây nhé.

  • Ăn mít có thể làm tăng lượng đường trong máu gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là gây nóng trong người. Do đó, bạn nên ăn mít sau bữa cơm từ 1-2 tiếng. 

  • Đối với những người mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh có liên quan đến đường huyết như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… chỉ nên ăn tối đa 80g/ ngày (khoảng 3-4 múi mít)

  • Không nên ăn mít vào buổi chiều tối. Bởi đây là khoảng thời gian chúng ta ít vận động nhất trong ngày vì vậy lượng năng lượng được nạp từ mít sẽ không được chuyển hóa hết, tạo thành mỡ thừa…

  • Những người có cơ địa nóng, dễ nổi mụn, sau khi ăn mít hãy nhớ uống đủ nước và bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn để dung hòa lượng đường trong máu. 

  • Nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn mít bởi lượng đường trong máu cao dễ khiến trẻ nổi mụn nhọt, rôm sảy, thậm chí tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh ngoài da như tụ cầu, liên cầu. 

 

Tóm lại, mít là một loại hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn mít, bạn cần chú ý để tránh việc dư thừa đường trong mít. Chắc chắn qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “ăn mít có nóng không?” Mùa hè thật thiếu sót nếu bạn không thưởng thức những múi mít thơm ngon, để tìm mua những trái mít ngon, chất lượng, an toàn cho sức khỏe, hãy đặt hàng ngay tại SKY FRUIT
 

← Bài trước Bài sau →